PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĂN GIANG
Video hướng dẫn Đăng nhập

Bài tuyên truyền về bệnh thủy đậu, nguyên nhân và cách phòng tránh

         Hiện nay, bệnh thủy đậu bắt đầu xuất hiện và ngày càng tăng nhanh tại các khu dân cư đông đúc như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học…. Để chủ động phòng tránh, trường Tiểu học Văn Giang đã tuyên truyền tới các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh trong trường về bệnh thủy đậu, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh để các thầy cô cũng như các em học sinh có thêm kiến thức, kĩ năng phòng tránh bệnh thủy đậu cho bản thân và gia đình.

           Bệnh thủy đậu là gì?

          Bệnh thủy đậu hay có tên khác là bệnh bỏng rạ gây ra do virus. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất hay lây, dễ gây thành dịch và có thể gây ra những biến chứng nặng.

          Bệnh Thuỷ đậu gặp ở mọi lứa tuổi và xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường học hay gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Đặc điểm lâm sàng nổi bật là: Phát ban kiểu mụn nước trên da và niêm mạc.

         Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng đôi khi có thể gây tử vong do những biến chứng trầm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm não, màng não. Phụ nữ có thai khi mắc thuỷ đậu có thể sinh con mắc dị tật bẩm sinh.

           Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân gây bệnh là do sự suy yếu của hệ miễn dịch, không thể bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các virus gây bệnh trong đó có bệnh thủy đậu.
            Đường lây bệnh:

Đường lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp: Virus có trong nước bọt của bệnh nhân do ho, hắt hơi, tiếp xúc với nước bọt, qua đường không khí khi giao tiếp nói chuyện với người bệnh thủy đậu. Ngoài ra bệnh còn lây do tiếp xúc trực tiếp với tổn thương bóng nước thủy đậu. Bệnh còn có thể lây lan qua da do dùng chung quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng. Người mẹ trong lúc mang thai bị thủy đậu cũng có thể lây truyền sang thai nhi.

           4. Các triệu chứng của bệnh:

- Sốt nhẹ từ 2 đến ­3 ngày, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Sau đó, sẽ thấy nổi những nốt chấm đỏ ở đầu đầu tiên, sau đó lan đến chân, gây ra cảm giác rất ngứa ngáy. Những chấm đỏ này sẽ lớn dần thành nốt đỏ chứa nước bên trong.

- Đặc trưng của bệnh thủy đậu là ngứa, phát ban ngoài da, ban sẩn có mụn nước thường kèm theo sốt. Người bệnh thường có dấu hiệu ban đầu là sốt, mệt mỏi, biếng ăn, đau cơ. Sau đó các nốt rạ xuất hiện ở da đầu, mặt, đến bụng, ngực rồi lan xuống tay, chân gây ngứa ngáy, đau nhức rất khó chịu. Mụn nước có phần lõm ở giữa, mụn nước lúc đầu chứa chất dịch trong, chỉ sau một ngày dịch trở nên đục như mủ. Sau 3 - ­5 ngày, mụn nước đóng vảy, rồi rụng dần.

          Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh thủy đậu

Để thực hiện tốt việc chăm sóc người bệnh và phòng chống lây lan cho những người xung quanh, chúng ta cần:

          * Đối với người bệnh

- Cách ly: Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến­ 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (người lớn phải nghỉ làm, học sinh phải nghỉ học).

- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: Khăn mặt, ly, chén, muỗng, bát đũa, thìa….

- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

- Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm.

- Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

- Đối với trẻ em: Nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

 - Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

- Dùng dung dịch xanh Methylene để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

- Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: Nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh... Tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.

- Nếu bệnh nhân cảm thấy: Khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

          *Đối với người thân:

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

- Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.

- Tiêm ngừa vắc xin: Là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh Thủy đậu. Vắc xin đã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao (>97%) và kéo dài.

- Những người sống và làm việc trong môi trường tập thể với người đang mắc bệnh, người chuẩn bị đi đến vùng đang có dịch bệnh, trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu. Việc chủ động tiêm ngừa sẽ giúp cho các trẻ em được trang bị đầy đủ vũ khí chống lại bệnh, giúp cho những ai chưa từng bị thủy đậu không còn phải lo lắng vì bệnh này.

       Trên đây là bài tuyên truyền về bệnh thủy đậu của trường Tiểu học Văn Giang. Chúc các thầy cô giáo cùng các em học sinh luôn có sức khỏe tốt để học tập và vui chơi.

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mỗi độ tháng ba về, trong không khí ấm áp của mùa xuân, chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung lại háo hức đón chào kỉ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ, bởi ai cũng biết phụ nữ là một ... Cập nhật lúc : 16 giờ 0 phút - Ngày 1 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Mỗi độ tháng ba về, trong không khí ấm áp của mùa xuân, chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung lại háo hức đón chào kỉ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ, bởi ai cũng biết phụ nữ là một ... Cập nhật lúc : 16 giờ 0 phút - Ngày 1 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Đình Phù Cựu được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2006. Nơi đây đặt tượng thờ Thành hoàng làng Cao Sơn, một viên quan người Trung Quốc từng can gián vua không nên đem qu ... Cập nhật lúc : 15 giờ 48 phút - Ngày 1 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Trong năm học 2023 – 2024, Liên đội trường Tiểu học Văn Giang đã tích cực xây dựng mô hình chăm sóc các công trình măng non, trang trí lớp học. Thông qua hoạt động này đã góp phần nâng cao ý ... Cập nhật lúc : 20 giờ 43 phút - Ngày 27 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện công văn số 231 - CV/HĐĐ: V/v tham gia cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem bưu chính năm 2024 với chủ đề “ 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính”. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 37 phút - Ngày 27 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Công văn số 01/- KH/ĐTN-PGD&ĐT Liên đội Trường tiểu học Văn Giang triển khai phong trào: “ Kế hoạch nhỏ” năm học 2023 – 2024, cụ thể như sau: ... Cập nhật lúc : 20 giờ 29 phút - Ngày 27 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
App “ Làm việc tốt” là một trong những mô hình chuyển đổi số.Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động trải nghiệm, sân chơi bổ ích để các em phát triển năng lực bản thân vừa v ... Cập nhật lúc : 20 giờ 23 phút - Ngày 27 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Bạo lực học đường là vấn nạn đang xảy ra và ngày càng gây nên nhiều hậu quả tiêu cực trong xã hội. Đây là vấn đề nhức nhối, đáng bị lên án. Chính vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình nhữn ... Cập nhật lúc : 8 giờ 19 phút - Ngày 26 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Với mục đích của sân chơi “ Thiếu nhi Việt Nam vươn ra thế giới” nhằm tạo môi trường để thiếu nhi thi đua học tập, phát triển năng lực, tự hoàn thiện bản thân, trau dồi kĩ năng sử dụng tiến ... Cập nhật lúc : 8 giờ 15 phút - Ngày 26 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em nhấn mạnh một số nội dung quan trọng: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hìn ... Cập nhật lúc : 8 giờ 12 phút - Ngày 26 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 4 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 2 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 3 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 3 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 1 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 3 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 3 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 2 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 4 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 4 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 2 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 1 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 5 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 5 năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I lớp 4 năm học 2017 - 2018
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Thông tư 22/2019/TT-BGD&ĐT
Quyết định 16/2008/QĐ- BGD&ĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo
Công văn 3536/BGD&ĐT- GDTH Biên sọan nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học
Thông tư 32/2018/TT-BGD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông
Thông tư 28/TT-BGD &ĐT ban hành về điều lệ trường tiểu học
Thông tư 27/TT-BGD &ĐT quy định về tđánh giá học sinh tiểu học
Thông tư 13/TT-BGD &ĐT quy định về tiêu chuẩn CSVC
Luật giáo dục số 43/2019/ QH 14 năm 2019
Chỉ thị 666 của Bộ Giáo dục
Chỉ thị 1537 của Bộ Giáo dục
Thông tư số 18/BGD&ĐT về việc BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
KH hội khỏe Phù Đổng lần thứ X năm 2020
BÁO CÁO Về việc đội ngũ, cơ sở vật chất và hoạt động giáo dục, tính đến 11/2019
TỔNG HỢP BÁO CÁO CƠ SƠ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC ( Tính đến tháng 11/2019)
"DANH SÁCH ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG ( THỜI ĐIỂM 01/12/2019)"
123456